Môi trường bệnh viện là nơi tiềm ẩn nhiều nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch. Chính vì vậy việc vệ sinh bệnh viện phải có những tiêu chuẩn và nguyên tắc riêng. Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản của vệ sinh bệnh viện cần được đảm bảo để giúp cho không gian của bệnh viện luôn sạch sẽ thoáng mát và đúng chuẩn an toàn cho vệ sinh.
Nguyên tắc cơ bản khi trước khi vệ sinh bệnh viện
Để thực hiện công tác vệ sinh bệnh viện tốt nhất cần thực hiện theo bước trước khi tiến hành làm sạch. Ứng với mỗi giai đoạn sẽ có những nguyên tắc vệ sinh phù hợp.
1. Loại bỏ tất cả các chất bẩn
Loại bỏ tất cả chất bẩn là điều kiện tiên quyết trước khi các nhân viên vệ sinh tiến hành làm sạch bất cứ một khu vực nào. Việc loại bỏ chất bẩn tại bệnh viện là một quá trình từ phát hiện đến thu gom, tiêu hủy hoàn toàn chứ không phải là di chuyển chất bẩn từ khu vực này sang khu vực khác.
Ví dụ: Trên sàn phòng cấp cứu có dính máu thì nhân viên vệ sinh phải dùng giấy thấm hết các vết máu, sau đó rửa sạch sàn bằng nước tẩy rửa và nước khử trùng. Bông tẩm máu sẽ được mang đi tiêu hủy.
2. Phân vùng vệ sinh trước khi tiến hành làm sạch
Trong bệnh viện có rất nhiều các khu vực cần phải tiến hành làm vệ sinh. Có những khu vực có mức độ lây nhiễm cao, có những khu vực mức độ lây nhiễm thấp, và cũng có những khu vực ít lây nhiễm nhưng lại có mật độ người ra vào lớn…
Ứng với mỗi khu vực lại có một yêu cầu và tiêu chuẩn vệ sinh riêng. Chính vì vậy, việc phân vùng vệ sinh bệnh viện trước khi tiến hành làm sạch là vô cùng cần thiết để có những biện pháp vệ sinh phù hợp cho từng khu vực.
Dựa trên tính chất chuyên khoa, số lượng và tần suất phục vụ chăm sóc người bệnh hàng ngày các khu vực vệ sinh trong bệnh viện được phân vùng theo 2 cách sau:
▶ Phân loại theo vùng:
- Vùng sạch: Phòng hành chính, phòng giao ban, phòng nghỉ nhân viên, nhà kho....
- Vùng kém sạch: Những phòng trực tiếp có liên quan đến hoạt động khám và chữa bệnh như phòng khám bệnh, phòng thay băng, phòng chuẩn bị dụng cụ, buồng bệnh,...
- Vùng nhiễm khuẩn: Phòng vệ sinh, phòng thụt rửa, phòng để đồ bẩn,....
- Phân loại theo nguy cơ:
- Nguy cơ thấp: Khu vực hành chính
- Nguy cơ trung bình: Khu vực khám và điều trị.
- Nguy cơ cao: Khu vực nếu không xử lý tốt có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và nhân viên y tế, cũng như có thể lây thành dịch bệnh: khu vực phòng cách ly, khoa nhiễm, khu phẫu thuật,...
▶ Phân loại theo màu sắc:
- Màu xanh: Khu vực an toàn, sạch, ít nguy cơ (văn phòng, kho sạch, nhà ăn...).
- Màu vàng: Khu vực chăm sóc và điều trị, nguy cơ trung bình (buồng bệnh, buồng thủ thuật).
- Màu đỏ: Khu vực lây nhiễm, nguy cơ cao (nhà vệ sinh, khu vực chứa đồ vệ sinh, nơi cọ rửa dụng cụ).
- Màu trắng: Khu vực vô khuẩn (phòng mổ, phòng sinh).
- Lợi ích khi thuê đơn vị dịch vụ vệ sinh mà bạn cần biết (30.07.2023)
- Các dụng cụ vệ sinh cơ bản dùng cho tòa nhà, trung tâm thương mại (30.07.2023)
- Hướng dẫn cách giữ gìn nhà vệ sinh tại trung tâm thương mại dài lâu (30.07.2023)
- Quy trình vệ sinh sân vườn vừa sạch lại còn nhanh chóng (30.07.2023)
- Các bước vệ sinh thang máy trung tâm thương mại mà bạn cần biết (30.07.2023)
- Nguyên tắc an toàn khi sử dụng hóa chất vệ sinh tòa nhà, văn phòng (01.07.2023)
- Những điều cần lưu ý để công tác vệ sinh văn phòng đạt hiệu quả nhất (01.07.2023)
- Giải pháp vệ sinh trường học tốt nhất hiện nay (01.07.2023)
- 5 loại hóa chất chuyên dụng để khử mùi, sạch khuẩn khi vệ sinh bệnh viện (01.07.2023)
- Vì sao vệ sinh bệnh viện nên được chú trọng? (01.07.2023)