5 đặc trưng của người khồng dọn dẹp

5 đặc trưng của người khồng dọn dẹp

5 đặc trưng của người khồng dọn dẹp

5 đặc trưng của người khồng dọn dẹp

5 đặc trưng của người khồng dọn dẹp
5 đặc trưng của người khồng dọn dẹp
Hotline: 0937 117 686
Email: ngoccuong@ngoccuong.vn
Facebook tiwtter google youtube
5 đặc trưng của người khồng dọn dẹp

 

1. Người đổ lỗi cho gia đình

 

“Con tôi nó bày bừa hết ra…”
“Chồng tôi không chịu dọn cùng…”
Sống cùng gia đình thì việc dọn dẹp khó hơn rất nhiều so với sống một mình. Nhưng một đặc trưng Phương pháp Konmari là

 

TẬP TRUNG DỌN DẸP ĐỒ ĐẠC CỦA RIÊNG MÌNH

 

Những người hay nói về con và chồng mình như vậy lại có xu hướng dọn dẹp từ phòng con, phòng chồng hay những phòng sinh hoạt chung. Không phải vậy.

 

ĐIỀU QUAN TRỌNG TRONG DỌN DẸP LÀ MÀI GIŨA CẢM XÚC CỦA MÌNH, ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG RUNG ĐỘNG CỦA BẢN THÂN.

 

Hãy dọn dẹp từ quần áo và đồ linh tinh của bản thân bạn trước đã. Hãy bỏ qua đồ đạc của gia đình, đầu tiên hãy dọn dẹp thật tốt đồ đạc của riêng bạn trướ và đừng đổ lỗi cho gia đình nữa.

 

(Chú thích)

Trong phương pháp Konmari có một từ rất hay đó là Tokimeki, tiếng Anh là Spark joy, tiếng Việt mình dịch là rung động. Khi lọc đồ giữ lại và đồ bỏ đi, chị Konmari dùng tiêu chuẩn cảm xúc chính mình, đó là khi chạm vào một món đồ, bạn có cảm thấy rung động vì hạnh phúc hay không. Giống như một luồng điện đi ngang qua các tế bào khiến nó rộn rã. Bạn xem clip để ý xem đằng sau lưng chị Konmari có một khối đá thạch anh và một thanh thạch anh trắng nhỏ hơn để trong đĩa. Đây là một trong những thứ làm chị ấy rung động nên chị ấy để ở nhiều nơi trong nhà đấy. Phương pháp Konmari không giống minimalism đâu. Để rèn luyện cảm xúc với đồ đạc, các bạn cần dọn dẹp từ những thứ dễ nhất tới những thứ khó hơn theo đúng thứ tự của phương pháp Konmari:

  • Quần áo
  • Sách
  • Hồ sơ
  • Đồ linh tinh
  • Đồ kỷ niệm

(Hết chú thích)

 

2. Dọn theo kiểu của mình
 

” Hôm nay dọn ngăn kéo này thôi…”
” Hôm nay dọn mấy món kỷ niệm ngày xưa…”

 

Có những người yêu dọn dẹp nhưng hay dọn dẹp từ những thứ, những chỗ mà mình thấy thích dọn trước theo kiểu của mình. Làm như vậy rất dễ bỏ cuộc. Phương pháp Konmari có 3 bước dọn dẹp rõ ràng, bạn hãy cố gắng làm y như vậy, sẽ dễ dàng thành công hơn rất nhiều.

 

  • Dọn dẹp theo thứ tự : Quần áo, sách, hồ sơ, đồ linh tinh, đồ kỷ niệm
  • Đem hết đồ đạc ra một chỗ
  • Chạm vào từng món đồ để cảm nhận

(Chú thích)
 

Khi mình đi dọn dẹp cho khách hàng, rất nhiều trường hợp đồ đạc các thành viên trong nhà bị trộn lẫn vào nhau. Ví dụ như quần áo, thường là hai vợ chồng để chung một tủ, con không có phòng riêng thì để chung quần áo với bố mẹ luôn. Để có kết quả tốt nhất là cả hai vợ chồng cùng học cách dọn dẹp với mình, sau đó cùng nhau dọn. Nhưng nếu chỉ có vợ hoặc chồng học thì cần phải phân chia ranh giới rõ ràng.

 

Lưu ý rằng đồ để chung với nhau thì cũng phải phân ra rõ ràng ai để ở đâu. Ngăn này là của mẹ, ngăn này của bố,ngăn này của con. Phân ra rõ ràng không phải là nhắc nhở, mà cần phải dán nhãn, mở tủ ra là biết được của ai ở đâu. Nếu treo quần áo trên cùng một thanh thì dán một miếng bìa nhỏ lên thanh treo phân ra hai phần, mỗi bên của một người. Để quần áo chung một ngăn thì lấy hộp chia ra, màu vàng của bố, màu xanh của mẹ, màu hồng của con chẳng hạn.

(Hết chú thích)

 

3. Người không thích dọn dẹp
 

Có thể ban nghĩ là mọi người xung quanh đều nói chuyện về việc gọn gàng, dọn dẹp nên bạn dọn. Rồi có khi dọn rồi bạn lại nhận ra : “Ôi có khi mình không thich dọn dẹp”. Lúc đó bạn hãy dừng việc dọn dẹp lại.

 

DỌN DẸP LÀ LÚC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ĐỜI MÌNH
SUY NGHĨ, CẢM XÚC LÚC DỌN DẸP CỦA BẠN LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT

 

Tôi mong bạn hãy dọn dẹp khi bạn muốn dọn dẹp chứ không phải là lúc bạn phải dọn dẹp. Điều này không hề xấu, nếu không muốn dọn dẹp hãy tạm dừng bạn nhé.

 

4. Để người khác dọn nhà dùm bạn
 

“Konmari dọn dùm tôi mà đúng không…”
“Dọn dùm tôi phòng này nhé…”

 

Không, không phải thế. Làm thế không gọn gàng được. Nếu một tuần một lần bạn gọi công ty dọn dẹp tới dọn dẹp cho bạn một lần thì được thôi. Nhưng hầu như mọi người muốn tự mình giữ nơi ở của mình gọn gàng theo ý, tự mình chọn lựa những món đồ mình yêu thích. Đừng nghĩ là có Konmari hoặc ai đó tới thì nhà mình sẽ được gọn gàng.

 

CHÍNH MÌNH CẦN ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ĐỜI CỦA BẢN THÂN
DỌN DẸP ĐỂ THAY ĐỔI CHÍNH MÌNH 

 

Vậy nên cần giác ngộ rằng, việc dọn dẹp tự mình phải làm. Tự mình dùng trái tim và cơ thể mình để dọn dẹp, để lựa chọn hết những thứ khiến mình rung động. Có giác ngộ như vậy bạn sẽ chịu dọn dẹp hơn và việc dọn dẹp cũng trở nên vui vẻ hơn rất nhiều. Hãy vứt suy nghĩ muốn đẩy cho người khác làm đi  ngay nhé!

(Chú thích)

 

Khác với các công ty dọn nhà khác, khi học cùng tư vấn viên Konmari, tư vấn viên sẽ vừa làm vừa giảng giải cụ thể cho bạn cách dọn dẹp nhà cửa. Khi kết thúc chương trình nhà bạn sẽ gọn gàng và bạn cũng có kiến thức để duy trì nó. Tư vấn viên Konmari sẽ không đeo tạp dề, bao tay để dọn dẹp, vì việc dọn dẹp sẽ là của bạn, tư vấn viên có vai trò hướng dẫn và giúp đỡ.

(Hết chú thích)

 

5. Những người luôn nói lý do để không bắt đầu dọn dẹp
 

“Tôi không có thời gian…”
“Tôi thấy vất vả quá, thôi để hôm sau…”

 

Dọn dẹp là một công việc tay chân chứ không phải nghĩ là xong, nên bạn không bắt đầu thì nó sẽ không bao giờ kết thúc.

 

DÀNH THỜI GIAN ĐẦY ĐỦ ĐỂ DỌN DẸP

 

Có thời gian để than thở, lý do thì hãy bắt đầu dọn dẹp ngay nhé.
Việc dọn dẹp đầu tiên là đứng dậy và thực hiện chứ không phải ngồi nghĩ ngợi.
Các bạn cố gắng lên nhé! Chúc các bạn thành công !

CÔNG TY TNHH NGỌC CƯƠNG CÔNG TY TNHH NGỌC CƯƠNG CÔNG TY TNHH NGỌC CƯƠNG CÔNG TY TNHH NGỌC CƯƠNG CÔNG TY TNHH NGỌC CƯƠNG CÔNG TY TNHH NGỌC CƯƠNG